Những giá trị dinh dưỡng có trong lá trà Thái Nguyên

Qua việc nghiên cứu, chứng minh của các nhà khoa học trong một thời kì dài, hàm lượng hóa học có trong lá trà vô cùng phong phú, bao gồm hơn 500 thành phần các loại, trong đó có rất nhiều thành phần là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, có tác dụng trong việc phòng chữa các loại bệnh. Vậy lợi ích của trà Thái Nguyên bao gồm những gì?

1.1. Chất phenol

Hàm lượng phenol có trong lá trà (chủ yếu là ở cây nhi trà) thường chiếm 20-30%, là một loại oxi tự do phổ biến nhất của hợp chất, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, phòng trừ lão hóa, chống phóng xạ, diệt khuẩn, tiêu đờm v.v

1.2. Chất caffeine

Nghe đến chất này hầu như ai cũng đều liên tưởng đến caffe và lo sợ sẽ bị mất ngủ. Nhưng sự thật, mức độ tinh cà phê (caffeine) ở trà rất tốt. Nó là chất tác động cho con người luôn tỉnh thức. Đặc biệt cho người có chứng bệnh mệt mỏi, buồn bã khi vừa thức dậy, hay cần tỉnh táo để tập trung tư tưởng, làm việc ban đêm.

Một ngày năm bảy tô trà xanh lớn thì mức độ caffeine cũng không đến mức báo động như bạn tưởng. Tinh cà phê lại giúp cho việc lọc máu, thuận tiểu. Rất hiếm có người uống trà lại bị bệnh sạn thận.

1.3. Chất lipopolysacchrides

Hàm lượng chất lipopolysacchrides trong lá trà vào khoảng 3%, nó có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và còn có tác dụng cải thiện chức năng tạo máu, chống phóng xạ, trị những bệnh liên quan đến phóng xạ.

1.4. Tannic acid

Chất tannic có tác dụng chống lại các chất độc alkaloid, cho nên tác dụng của chè thái nguyên rất tốt cho việc tiêu hóa các loại thức ăn nhiều mỡ. Chất này còn có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa của con người.

Những thành phần dinh dưỡng trong lá trà được ví như những vị thần dược cho sức khỏe con người

1.5. Các chất dầu

Trong trà có nhiều loại dầu thực vật. Đó là nguyên nhân khiến trà có hương vị thơm tho ngọt ngào. Nhưng quan trọng hơn là các chất dầu này có tác dụng rất quan trọng trong việc trấn tĩnh hệ thần kinh, làm phấn chấn tinh thần, điều hòa hệ thống hô hấp.

1.6. Các loại axit amin

Các loại axit amin có trong lá trà rất phong phú, gồm hơn 25 loại, trong đó có isoleucine, leucine, lysine, phenylalanine, threonine là sáu trong tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể.

Ngoài ra còn có chất histidine cần cho trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành. Hàm lượng axit amin có trong lá trà chiếm từ 2-5%, nó là đơn vị chủ yếu của thành phần protein chứa trong tế bào để tạo nên cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong bộ máy trao đổi chất của cơ thể .

      Tác dụng của chè thái nguyên còn giúp giảm huyết áp, chống mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe, có lợi cho việc hóa trị liệu đối với người bị ung thư.

Trong những năm gần đây, người ta đã tách chất hồng trà có trong hồng trà, có tác dụng chống lão hóa, chống lại sự di căn của ung thư, giảm lượng đường, giảm lượng mỡ v.v Những lợi ích này rất có tác dụng về sức khỏe đối với cơ thể, có thể phòng và chữa bệnh.

1.7. Các loại khoáng chất

Tác dụng của chè thái nguyên khi uống giúp bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua thí nghiệm của các nhà khoa học, trong lá trà có chứa hàm lượng nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Có tới hơn 30 loại nguyên tố đại lượng khác gồm chất đạm, natri, kali, canxi, photpho, magie, lưu huỳnh, nhôm, sắt, clo; nguyên tốvi lượng gồm đồng, mangan, kẽm, borum, silic, molypden, coban, iot, flo, selen, crom, thiếc v.v đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể.

Nguyên tố đại lượng chủ yếu là photpho, kali, canxi, natrimagie, lưu huỳnh; nguyên tố vi lượng chủ yếu là sắt, mangan, kẽm, selen, đồng, flo và iot.

Hàm lượng kẽm có trong lá trà khá cao, đặc biệt là trong trà xanh, bình quân mỗi gam trà xanh chứa 73 mg kẽm, cao nhất là 252 mg; bình quân mỗi gam hồng trà cũng chứa 32 mg kẽm.

Về hàm lượng sắt bình quân chứa trong lá trà, mỗi gam trà khô chứa 123 mg; mỗi gam hồng trà chứa 196 mg.

Những nguyên tố này có tác dụng quan trọng đối với bộ máy sinh lí của cơ thể. Thường xuyên uống trà sẽ có được những khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, người ta đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi đối với vi lượng nguyên tố chứa trong lá trà và đã đạt được những kết quả nghiên cứu lớn, ví dụ thông qua việc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hàm lượng selen chứa trong lá trà có tác dụng tích cực đối với việc phòng và chữa bệnh.

Tác dụng của chè thái nguyên giúp trấn an tinh thần, giảm stress, giúp đầu óc luôn tỉnh táo và thoải mái

1.8. Vitamin có trong lá trà

Trong các chất dinh dưỡng chè thái nguyên thì hàm lượng vitamin chứa trong lá trà rất nhiều. Hàm lượng vitamin B thông thường vào khoảng 100-150 ppm có trong trọng lượng tịnh của lá trà.

Hàm lượng (vitamin B5) có nhiều nhất trong các loại vitamin B, nó ở vào khoảng một nửa hàm lượng vitamin B, nó có thể phòng tránh bệnh hủi và các bệnh về da.

Hàm lượng vitamin B1 có trong lá trà cao hơn ở rau, vai trò thường ngày của vitamin B1 là có thể duy trì hệ thần kinh, tim và hệ thống tiêu hóa.

Cứ trong 100 gam lá trà thì có khoảng 10-20 mg lactoflavin (vitamin B2), mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 5-7% lượng cần thiết của cơ thể, chức năng hàng ngày là nó có thể tăng cường độ đàn hồi của da và võng mạc.

Hàm lượng axit folic (vitamin B11) rất cao, vào khoảng 0,5-0, 7 ppm trong trọng lượng tịnh của lá trà, mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 6-13% lượng cần thiết của cơ thể. Khi vào cơ thể, nó có chức năng thay thế chất béo và hợp chất nucleotide.

Hàm lượng vitamin C có trong lá trà cũng rất cao, cao nhất là ở trà xanh, khi đó hàm lượng vitamin C có thể đạt tới 0,5%, vitamin C có thể phòng tránh bệnh xấu máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình làm liền vết thương.

Hàm lượng vitamin E (tocopherols) trong lá trà chiếm từ 300-800 ppm trọng lượng tịnh của lá trà, chủ yếu tồn tại troong thành phần của chất béo. Vitamin E là một loại thuốc chống oxi hóa, có thể ngăn trở quá trình oxi hóa của chất béo trong cơ thể, vì thể nó có công dụng trong việc chống lão hóa.

Hàm lượng vitamin K có trong lá trà cũng rất cao, mỗi ngày uống năm cốc trà có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vitamin K có thể thúc đẩy gan hợp thành chất làm đông máu.

Uống trà có thể bổ sung rất nhiều lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong lá trà có chứa rất nhìều hàm lượng vitamin. Căn cứ vào tính hòa tan có thể phân thành vitamin hòa tan trong nước và vitamin hòa tan trong chất béo (bao gồm các loại vitamin B và vitamin C), có thể thông qua việc uống trà để cơ thể hấp thụ trực tiếp các loại vitamin đó.

Vitamin C có thể tăng cường sức đề kháng và sự miễn dịch của cơ thể, còn được gọi là axit chống máu xấu. Hàm lượng vitamin C có trong lá trà khá cao, cứ 100âmm trà xanh thường có 100-250 mg, thuộc vào loại cao như trà Long Tỉnh có thể đạt tới hơn 360 mg, còn có hàm lượng cao hơn cả một số loại hoa quả như chanh, cam quýt.

Hồng trà, trà ô long trong quá trình chế biến sẽ xuất hiện sự lên men, hàm lượng vitamin C khi chịu sự oxi hóa sẽ giảm, 100 gam lá trà còn 10 mg, đặc biệt là hồng trà hàm lượng càng thấp hơn. Vì vậy, càng có nhiều lượng trà xanh thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Mỗi người mỗi ngày chỉ cần uống 10 gam trà xanh cao cấp là đã đáp ứng được lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

(Trích từ quyển sách: uống trà trị bách bệnh)

Trả lời

Liên hệ